Hướng dẫn cấu hình router Mikrotik HAP AC2

Router MikroTik HAP AC2 là một trong những mẫu thiết bị được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, với các thiết bị cân bằng tải để có thể sử dụng hết các tính năng sẽ yêu cầu người dùng phải có hiểu biết nhất định về các thiết bị mạng. Bài viết hôm nay của RouterMikroTik.com sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình router Mikrotik HAP AC2 cơ bản nhất.

Cấu hình thiết bị

  • Trong bài viết này tôi sẽ cùng bạn đi cài đặt router MikroTik để thiết bị có thể kết nối internet bằng một địa chỉ IP Public
  • IP Public là IP mà ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet) cấp cho bạn, nó có thể là IP động hoặc IP tĩnh. IP Public là tài nguyên hữu hạn và bạn phải trả phí để sử dụng. IP Private là IP do thiết bị của người dùng cấp và nó hoàn toàn miễn phí
  • Giao thức kết nối sử dụng trong bài viết là PPPoE (Giao thức điểm tới điểm qua Ethernet). Router của bạn chính là một điểm, điểm còn lại nằm ở phía ISP

Bước 1: Lựa chọn cổng WAN cổng LAN cho thiết bị

  • Mặc định thiết bị không quy định đâu là cổng WAN nên bạn phải lựa chọn cổng WAN cho thiết bị. Bạn có thể sử dụng một cổng bất kì làm cổng WAN, nếu sử dụng nhiều đường truyền Internet bạn có thể chọn thêm một số cổng Ethernet khác làm cổng WAN cũng được
  • Trong bài viết tôi sử dụng một đường truyền Internet nên chọn cổng số 1 làm cổng WAN và 4 cổng còn lại làm cổng LAN. Tôi sẽ nhóm cổng 2,3,4 và 5 vào một nhóm tôi gọi là “LAN Network” bạn không thích có thể đặt tên khác miễn bạn hiểu là được. Thao tác tạo nhóm LAN Network như hình dưới

  • Tạo xong nhóm LAN Network rồi bạn cần đưa cổng 2,3,4 và 5 vào nhóm này. Thao tác thêm cổng 2 vào nhóm Lan Network như hình dưới. Thêm các cổng 3,4 và 5 làm tương tự như với cổng số 2

  • Giờ ta sẽ quay lại với cổng số 1 để cấu hình nó thành cổng WAN đi ra Internet

Bước 2: Khai báo thông tin truy cập internet (quay PPPoE)

  • Tại giao diện winbox: PPP => Interface => “+” => PPPoE Client (Bạn đóng vai trò là PPPoE Client còn ISP là PPPoE Server)

  • Cửa sổ Interface PPPoE hiện ra, tại thẻ General mục Interfaces bạn chọn một cổng Ethernet muốn làm cổng WAN, ở đây tôi chọn cổng Ethernet 1/LAN 1 làm cổng WAN để đi ra ngoài Internet

Tại thẻ Dial Out bạn nhập Username và Password trong hợp đồng với ISP vào đây và click OK

  • Thế là xong bước khai báo thông tin truy cập Internet

Bước 3: Chọn máy chủ phân giải tên miền DNS

  • IP là dãy số, dãy kí tự sắp xếp theo quy tắc nhất định được máy tính sử dụng để tìm địa chỉ. Nhưng con người không thể nhớ và hiểu những dãy số và kí tự đó, thay vào đó con người sử dụng tên miền để tìm kiếm địa chỉ trên internet. Do đó cần có một hệ thống/một máy chủ để phân giải tên miền cho máy tính hiểu được, bằng cách liên kết/gán địa chỉ IP vào tên miền
Tên miền​ Địa chỉ IP​
Google.com 172.217.24.206
Yahoo.com 72.30.35.10

=> Máy tính sử dụng IP còn con người sử dụng tên miền để tìm địa chỉ

  • Quay lại với MikroTik, bạn cần chọn máy chủ DNS để router lấy thông tin. Trong bài viết này tôi sử dụng DNS của Google vì nó hoạt động tốt và dễ nhớ. Hai máy chủ DNS của Google được sử dụng phổ biến có địa chỉ IP là 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Không thích dùng của Google thì có thể sử dụng DNS của CloudFlare có địa chỉ IP là 1.1.1.1 và 1.0.0.1
  • Để chọn máy chủ DNS bạn thao tác: IP => DNS => nhập địa chỉ IP máy chủ DNS vào đây. Bạn nhập một địa chỉ DNS hoặc cả hai địa chỉ cũng được không sao cả. Nhưng theo tôi nên nhập cả 2 phòng khi DNS A gặp sự cố còn có DNS B hoạt động, nếu không sẽ làm gián đoạn truy cập internet

  • Bạn làm xong bước 2 và 3 là bạn đã tạo được con đường để kết nối, vận chuyển dữ liệu từ router ra bên ngoài Internet. Giờ bạn cần tạo con đường để kết nối, vận chuyển dữ liệu từ Router tới các client nội bộ bên trong

Bước 4: Tạo và cấp địa chỉ IP Private cho nhóm LAN Network

  • Công việc tiếp theo bạn cần làm là cấp địa chỉ IP cho từng thiết bị trong hệ thống mạng nội bộ. Lúc này Router sẽ đóng vai trò là Server cấp phát IP cho các thiết bị kết nối đến nó
  • Thao tác như sau: IP => Addresses => “+” => tại Address bạn nhập địa chỉ IP Private bạn muốn. VD: 192.168.1.1/24
  • Tại Interface bạn chọn LAN Network để đặt địa chỉ IP Private cho nhóm mạng Lan này

  • Tiếp đến bạn cần sử dụng DHCP để router tự động cấp địa chỉ IP khi có client kết nối vào các cổng trong nhóm LAN Network
  • IP => DHCP Server => DHCP Setup => DHCP Server Interface => bạn chọn nhóm LAN Network để Router cấp địa chỉ IP tự động cho cả nhóm LAN Network. Sau đó thì next liên tục cho đến khi kết thúc

  • Xong bước 4 là bạn đã tạo được con đường để kết nối Router đến từng client trong mạng nội bộ
  • Con đường từ router ra ngoài internet và con đường từ router đến các thiết bị trong mạng nội bộ đã xong vậy các thiết bị trong mạng nội bộ đã ra ngoài internet được chưa? Trả lời bạn là vẫn chưa đâu vẫn còn bước cuối cùng là NAT (biên dịch địa chỉ mạng)

Bước 5: Biên dịch địa chỉ mạng – NAT

  • Bạn hiểu một cách đơn giản thì NAT là việc cho nhiều client đi ra ngoài Internet cùng lúc bằng một địa chỉ IP Public và ngược lại
  • NAT dùng IP Puclic để thay thế cho IP Private trong các gói tin từ client chuyển đến router rồi đưa nó ra Internet và chiều ngược lại thì dùng IP Private thay thế cho IP Puclic rồi chuyển nó đến client cần nhận
  • Lý do: Chỉ có IP Public mới có khả năng định tuyến được trong môi trường mạng Internet còn IP Private chỉ định tuyến được trong mạng nội bộ
  • Tất cả các dữ liệu từ client trong mạng nội bộ muốn ra ngoài Internet đều phải đi qua Router. Để định tuyến được dữ liệu thì Router cần thông tin về IP nguồn/MAC nguồn, IP đích/MAC đích và các trường thông tin khác.
  • Router sẽ đứng ra với vai trò là thiết bị trung gian giữa môi trường mạng nội bộ và mạng Internet.
  • Thao tác trên winbox như sau: Chọn IP => Firewall => NAT => “+”
  • Tại thẻ General mục Chain chọn srcnat, mục Out. Interface chọn PPPoE tương ứng với đường line mà bạn muốn NAT

  • Tiếp theo bạn qua thẻ Action tại mục Action chọn masquerate

=> Có bao nhiêu đường WAN thì phải thực hiện từng ấy lần NAT

  • Giờ thì bạn đã có thể kết nối ra ngoài Internet qua 4 cổng LAN số 2,3,4 và 5

Bước 6: Kích hoạt và sử dụng WIFI

  • Mặc định nhà sản xuất sẽ tắt 2 card mạng Wifi 2.4GHz và 5GHz, bạn cần enable chúng và cấu hình một chút
  • Trong Interfaces hoặc Wireless bạn sẽ thấy chúng bị disable, giờ thì chọn vào chúng và enable nó lên

  • Bạn hãy coi 2 mạng Wifi này như 2 cổng LAN. Bạn có thể đưa chúng vào nhóm LAN Network để lấy IP hoặc tạo một nhóm mới cho nó. Tôi sẽ tạo một nhóm mới cho nó gọi là WIFI Network và đưa 2 mạng Wifi này vào trong đó như cách tôi đưa cổng số 2,3,4 và 5 vào nhóm LAN Network
  • Tạo nhóm WIFI Network

Đưa 2 card mạng WIFI vào trong nhóm WIFI Network

  • Tạo Password cho nhóm WIFI Network

  • Để cấp địa chỉ IP cho nhóm này bạn làm tương tự như bước 4 bên trên. Chỉ thay LAN Network thành WIFI Network và đặt IP của 2 nhóm này khác nhau tránh bị trùng
  • Việc cài đặt Wifi giống như các thiết bị phát sóng Wifi khác bạn cần chọn SSID, Password, Độ rộng kênh, Số kênh… bạn tham khảo cấu hình bên dưới, những phần bôi đỏ là những phần bạn cần lưu ý (Tôi demo với băng tần 2.4GHz băng tần 5GHz làm tương tự). Band 2.4GHz: 2GHz-G/N ,Band 5GHz: 5GHz-N/AC

  • Giờ bạn đã có thể sử dụng WIFI của thiết bị

Tổng kết

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản để cấu hình thiết bị router Mikrotik HAP AC2. Chúc các bạn cấu hình thành công và đừng quên theo dõi chúng tôi để xem thêm nhiều hướng dẫn cấu hình hữu ích khác. Xin cảm ơn!

nhà phân phối MIKROTIK VIỆT NAM

Bộ định tuyến, Router MikroTIK
| Bộ chuyển mạch Switch MikroTIK
| Bộ phát wifi & Router wifi MikroTIK
| Module SFP MikroTIK 1G
| Module SFP MikroTIK 10G
| Module SFP MikroTIK 40G

 

[ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội

Hotline báo giá Bộ định tuyến, Router MikroTIK:
0903 209 123
[ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng MikroTIK:
sales@viettuans.vn