Lưu trữ đám mây là gì? Lợi ích và nền tảng Cloud Storage mang lại là gì?

Bên cạnh hình thức lưu trữ vật lý thông thường, lưu trữ đám mây đã và đang được nhiều doanh nghiệp, người dùng phổ thông lựa chọn trong việc sao lưu, lưu trữ dữ liệu quan trọng. Vậy lưu trữ đám mây là gì? Có những lợi ích gì? Bạn đọc hãy cùng tham khảo trong bài viết ngay sau đây của RouterMikroTik!

cloud storage là gì
Lưu trữ đám mây là gì? Lợi ích và nền tảng Cloud Storage mang lại là gì?

Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây hay Cloud Storage là một trong những mô hình điện toán đám mây, cho phép lưu trữ nhiều hình thức dữ liệu, tệp tin trên Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Bằng việc sử dụng lưu trữ đám mây, bạn có thể truy cập mọi lúc mọi nơi tài nguyên dữ liệu được lưu trữ thông qua liên kết Internet công cộng hoặc kết nối mạng riêng tư.

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ quản lý và duy trì các hạ tầng máy chủ lưu trữ để đảm bảo khách hàng có quyền truy cập vào dữ liệu không giới hạn và mở rộng dung lượng lưu trữ linh hoạt khi quy mô doanh nghiệp phát triển. Lưu trữ đám mây là giải pháp lý tưởng mang đến sự linh hoạt, khả năng tùy chỉnh nhanh chóng cùng với quyền truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. Thay vì phải đầu tư và thiết lập hạ tầng lưu trữ vật lý đắt đỏ và phức tạp, Cloud Storage sẽ đơn giản hóa việc bạn lưu trữ, truy cập và sao lưu dữ liệu.

lưu trữ đám mây
Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây trên internet

Sự khác biệt giữa lưu trữ tại chỗ và Cloud Storage là gì?

Điều đầu tiên bạn đọc cần nắm rõ chính là khái niệm của hai phương pháp lưu trữ này.

Giải thích khái niệm lưu trữ tại chỗ và lưu trữ đám mây

Lưu trữ tại chỗ có nghĩa là máy chủ của doanh nghiệp hay hệ thống PC của bạn được quản lý trực tiếp tại văn phòng công ty. Máy chủ hay PC sẽ được kiểm soát, quản trị, bảo trì, nâng cấp bởi chính đội ngũ kỹ thuật CNTT nội bộ hoặc một đối tác CNTT khác.

Dữ liệu công việc sẽ được chia sẻ giữa các máy tính thông qua mạng cục bộ để đảm bảo tính bảo mật. Đối với hình thức lưu trữ đám mây, bạn đọc có thể tham khảo nội dung RouterMikroTik đã giải thích tại phần trên. Doanh nghiệp hay người dùng chuyên nghiệp sẽ đăng ký gói dịch vụ lưu trữ từ các nhà cung cấp trên thị trường. Dữ liệu sẽ được Upload lên các hệ thống máy chủ từ xa không thuộc quyền sở hữu của công ty hay bạn.

Sự khác biệt giữa hai hình thức

Chi phí và bảo trì

Việc triển khai máy chủ lưu trữ tại chỗ sẽ yêu cầu một khoản đầu tư chi phí tương đối lớn cho cấu hình phần cứng, cài đặt hệ điều hành, phí cấp phép phần mềm, sao lưu dữ liệu, dịch vụ CNTT bổ sung, cùng nhiều chi phí khác về đào tạo nhân sự. Ngoài ra bạn cũng phải trả tiền cho việc tiêu thụ năng lượng, chi phí lưu trữ, nâng cấp định kỳ (phần cứng & phần mềm) và diện tích lắp đặt trong không gian văn phòng của bạn.

máy chủ
Việc triển khai máy chủ lưu trữ tại chỗ sẽ yêu cầu một khoản đầu tư chi phí tương đối lớn

Trong trường hợp phần cứng của bạn bị trục trặc và cần được thay thế bạn sẽ tốn thêm chi phí để bảo dưỡng và thay mới linh kiện. Đối với những công ty mới thành lập hay người dùng không dư giả về thu nhập thì việc đầu tư ban đầu có thể là một cản trở rất lớn.

Tuy nhiên, khi so sánh với lưu trữ đám mây bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí lớn khi không phải trả phí đăng ký dịch vụ đám mây hàng tháng, hàng quý. Đồng thời, bạn cũng có thể giảm chi phí sử dụng internet khi bạn không cần quá nhiều băng thông truyền tải để truy cập dữ liệu đám mây.

Đến với Cloud Storage, một trong những lợi ích lớn nhất chính là việc bạn không cần phải chi trả 1 khoản phí lớn ngay từ đầu. Bạn chỉ cần chi trả phí đăng ký hàng tháng theo mức dung lượng sử dụng. Tất cả việc bảo trì, cập nhật phần mềm, cấu hình bảo mật và hỗ trợ đều được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ.

Trong trường hợp gặp sự cố, đội kỹ thuật bên nhà cung cấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn. Thực tế cho thấy, chi phí tổng thể của giải pháp lưu trữ đám mây của bạn sẽ tiêu tốn ít hơn so với giải pháp máy chủ lưu trữ tại chỗ.

Tuy nhiên, trước khi đăng ký gói dịch vụ, bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ về chi phí của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, đừng quên so sánh giá và lập một kế hoạch chi tiết về các khoản đầu tư định kỳ để không bị vượt quá điều kiện kinh tế.

Tính năng bảo mật/ chống mối đe dọa

Dù bạn sử dụng hệ thống máy chủ lưu trữ tại chỗ hay lưu trữ đám mây, vấn đề bảo mật vẫn luôn là 1 trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu.

58% doanh nghiệp hiện nay trên toàn cầu lựa chọn sử dụng lưu trữ tại chỗ bởi giải pháp này cho phép họ kiểm soát dễ dàng hơn về chất lượng bảo mật, xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn chọn sử dụng giải pháp lưu trữ tại chỗ, bạn và doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với chính hiệu quả bảo mật của hệ thống.

Hệ thống bảo mật sẽ yêu cầu rất nhiều yếu tố, đầu tiên phải kể đến các trang thiết bị mạng chuyên dụng cho bảo mật như Firewall hay các thiết bị cân bằng tải, switch có hỗ trợ các công nghệ bảo mật mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực cũng được yêu cầu nghiêm ngặt, bạn sẽ cần một đội ngũ kỹ sư CNTT có trình độ chuyên môn cao về bảo mật và liên tục giám sát/bảo trì các tài sản hữu hình như hệ thống máy chủ, thiết bị cũng như hạ tầng mạng nội bộ của bạn. Tất nhiên, tất cả những yếu tố trên đều đòi hỏi nhiều thời gian và rất rất nhiều tiền bạc.

Trong vấn đề về bảo mật, lưu trữ đám mây đã và đang được đánh giá khá tốt. Theo ước tính của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ của Mỹ Gartner có trụ sở tại Stamford:, Khối lượng công việc được lưu trữ trên các nền tảng Cloud sẽ gặp sự cố về bảo mật ít hơn tới 60% so các hệ thống lưu trữ tại chỗ truyền thống.

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đã và đang cung cấp cho khách hàng những công nghệ bảo mật toàn diện đa lớp. Có thể kể đến như:

  • Hệ thống kiểm soát truy nhập.
  • Giám sát mối đe dọa liên tục.
  • Mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải hoặc sao lưu.
  • Bảo mật trung tâm dữ liệu vật lý.
  • Bảo mật ứng dụng mạng trước các hình thức tấn công không gian mạng.
  • Xác thực truy cập liên tục.
  • Sao lưu đa phiên bản, khôi phục dữ liệu nhanh chóng.
  • Giám sát hành động đăng nhập và hoạt động đáng ngờ.

Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đã và đang lựa chọn Cloud Storage để lưu trữ các dữ liệu quan trọng của công ty.

Khả năng mở rộng

Khi quy mô doanh nghiệp hay số lượng nhân sự phát triển sẽ kéo theo nhu cầu lưu trữ tăng cao.

Khi hệ thống máy chủ lưu trữ tại chỗ của bạn không còn đủ khả năng để lưu trữ khối dữ liệu hiện có, bạn sẽ cần mở rộng quy mô bằng cách thay thế các tài nguyên phần cứng mới để nâng cấp dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý điện toán.

Việc mở rộng khả năng lưu trữ sẽ tiêu tốn thêm rất nhiều tiền bạc, thời gian triển khai lắp đặt và công sức bỏ ra của nhân sự. Trong trường hợp nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp chỉ tăng đột biến trong thời gian ngắn, khoản đầu tư này sẽ rất kém hiệu quả.

Với giải pháp lưu trữ trên đám mây, bạn có thể mở rộng dung lượng lưu trữ bằng cách đăng ký gói dịch vụ cao hơn của nhà cung cấp một cách nhanh chóng và linh hoạt. Tổng chi phí đầu tư có thể được giảm đi đáng kể so với mô hình lưu trữ thủ công.

Độ tin cậy

Chắc chắn rằng, độ tin cậy là yếu tố quan trọng không kém khi so sánh giữa hai giải pháp lưu trữ này. Một số doanh nghiệp lựa chọn sử dụng lưu trữ tại chỗ bởi nhân viên có thể truy nhập vào tài nguyên công việc, tập tin được lưu trên máy chủ mà không cần kết nối internet. Bỏ qua yếu tố về chất lượng đường truyền, giải pháp lưu trữ tại chỗ mang đến sự tiện lợi cho các mô hình làm việc tại văn phòng.

Tuy nhiên, đối với những nhân viên làm việc từ xa, việc truy cập vào dữ liệu máy chủ công ty sẽ khá tốn thời gian khi phải sử dụng các liên kết bảo mật VPN phức tạp mà phần lớn người dùng phổ thông đang gặp khó khăn khi thiết lập.

Đối với mô hình lưu trữ đám mây, nhân viên công ty có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu công việc được lưu trữ trên máy chủ đám mây. Điều kiện duy nhất là bạn cần có một kết nối internet ổn định, tốc độ cao càng tốt.

Sự tiện lợi này giúp lưu trữ đám mây trở thành lựa chọn lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang triển khai các mô hình làm việc tại nhà, remote cho nhân viên. Sự tiện lợi này đã được khẳng định trong đại dịch Covid 19 vừa qua, các doanh nghiệp chuyển sang hình thức làm việc online.

Máy chủ đám mây cũng là lựa chọn lý tưởng để duy trì các ứng dụng hay dịch vụ mạng cần hoạt động 24/7. Ngoài ra, Cloud Storage cũng cho phép bạn dễ dàng chia sẻ tệp, cộng tác trong thời gian thực và kiểm soát dữ liệu được sao lưu tốt hơn.

Tuy nhiên, giải pháp đám mây vẫn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến đường truyền internet. Nếu bạn có một đường truyền internet không ổn định, tốc độ chậm, việc truy cập vào dữ liệu được lưu trên Cloud sẽ bị ngắt quãng thường xuyên, tốn thời gian và gây ra sự khó chịu.

so sánh cloud storage với máy chủ
Sự khác biệt giữa máy chủ và Cloud Storage

Sao lưu dữ liệu

Phục hồi sau thảm họa có thể là cơn ác mộng tồi tệ nhất của doanh nghiệp khi kéo theo rất nhiều tổn thất về tiền bạc, thời gian, công sức bỏ ra của nhân sự.

Với hệ thống máy chủ lưu trữ tại chỗ, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ cục bộ trên hệ thống này mà không sử dụng thêm bất kỳ nền tảng sao lưu dự phòng nào khác. Vì vậy, công ty của bạn sẽ chịu rủi ro lớn hơn về việc mất dữ liệu. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn kết hợp giữa việc lưu trữ cục bộ trên máy chủ tại chỗ và dịch vụ sao lưu máy chủ bên ngoài để khôi phục dữ liệu linh hoạt khi thảm họa dữ liệu xảy ra.

Đối với mô hình lưu trữ đám mây, các nhà phân phối dịch vụ sẽ cung cấp cho doanh nghiệp của bạn nhiều tính năng sao lưu dữ liệu, chuyển đổi dự phòng nhanh chóng để giảm thiểu tối đa tổn thất khi sự cố dữ liệu xảy ra. Qua đó mang tới thời gian phục hồi ngắn hơn so với các giải pháp lưu trữ tại chỗ.

Các dịch vụ lưu trữ đám mây thông dụng hiện nay

Có thể kể đến một số dịch vụ lưu trữ đám mây thông dụng hiện nay như:

Google Drive

Google Drive dường như đã không còn lạ lẫm với hầu hết người dùng hiện nay. Là dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng của ông lớn Google, khi bắt đầu sử dụng Google Drive, bạn sẽ được cung cấp 15GB lưu trữ dữ liệu hoàn toàn miễn phí. Các gói dịch vụ lưu trữ của Google Drive cũng khá đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của nhiều đối tượng người dùng hiện nay, từ người dùng cá nhân, giáo viên, nhân viên công sở…

Dịch vụ của Google Drive tương thích với hầu hết các nền tảng thiết bị hiện nay như điện thoại, PC, laptop, tablet. Ưu điểm của dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí này là tốc độ tải lên và tải xuống đều tương đối nhanh. Khi gửi file dung lượng lớn qua email, bạn hoàn toàn có thể upload file lên Google Drive và đính kèm đường link vào mail. Rất đơn giản và nhanh chóng phải không!

Mediafire

Bạn sẽ ngay lập tức được nhận 10 GB lưu trữ tệp trực tuyến miễn phí với MediaFire ngay khi đăng ký. Dung lượng sẽ được tăng lên 50 GB khi bạn thực hiện giới thiệu bạn bè và tải xuống ứng dụng.

Ưu điểm của Mediafire là dung lượng lưu trữ lớn, hỗ trợ upload, download tốc độ cao. Tuy nhiên, Mediafire không hiệu quả trong việc lưu trữ dữ liệu dài hạn, nền tảng lưu trữ đám mây này chỉ phù hợp để chia sẻ gói dữ liệu cho nhiều người dùng tải xuống trong thời gian ngắn.

mediafire
Mediafire có ưu điểm là dung lượng lưu trữ lớn, hỗ trợ upload, download tốc độ cao

Dropbox

Người dùng Dropbox sẽ có ngay 2 GB dung lượng lưu trữ khả dụng khi đăng ký thành công. Bạn có thể xem và upload dữ liệu lên Dropbox thông qua trình duyệt hoặc ứng dụng điện thoại hoặc desktop. Sau đó, bạn có thể chia sẻ chúng với bất cứ ai kể cả khi họ không có tài khoản Dropbox. Ưu điểm lớn nhất của Dropbox là khả năng đồng bộ dữ liệu linh hoạt giữa nhiều nền tảng thiết bị.

Onedrive

Onedrive hay từng được gọi là SkyDrive – Dịch vụ lưu trữ đám mây của thương hiệu Microsoft. Người dùng sẽ được tặng 5 GB dung lượng miễn phí sau khi đăng ký thành công. Onedrive được tích hợp sẵn trên các phiên bản hệ điều hành Windows từ Windows 8.1 cho đến Windows 11 hiện nay. Dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí Onedrive là lựa chọn lý tưởng cho người dùng cá nhân trong việc quản lý và sao lưu dữ liệu công việc, giải trí…

onedrive
Onedrive là dịch vụ lưu trữ đám mây của thương hiệu Microsoft

Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về Cloud Storage hay lưu trữ đám mây. Cloud Storage đã và đang được người dùng phổ thông, doanh nghiệp lựa chọn trong việc lưu trữ dữ liệu quan trọng, truy cập linh hoạt mọi lúc mọi nơi. Hi vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin cần thiết nhất về dịch vụ đám mây và những lợi ích mà nền tảng này mang lại. Đừng quên theo dõi những tin tức mới nhất được cập nhât trên RouterMikroTik.com!

nhà phân phối MIKROTIK VIỆT NAM

Bộ định tuyến, Router MikroTIK
| Bộ chuyển mạch Switch MikroTIK
| Bộ phát wifi & Router wifi MikroTIK
| Module SFP MikroTIK 1G
| Module SFP MikroTIK 10G
| Module SFP MikroTIK 40G

 

[ Hà Nội ] Tầng 6, Số 23 Phố Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội

Hotline báo giá Bộ định tuyến, Router MikroTIK:
0903 209 123
[ Email ] nhận báo giá phân phối Thiết bị mạng MikroTIK:
sales@viettuans.vn